Bệnh trào ngược dịch mật - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

 
{[["☆","★"]]}
Dịch mật có vai trò kích thích sản sinh men tiêu hóa, “xử lý” chất béo, vitamin, tạo môi trường ngăn vi khuẩn tấn công ruột. Người bị trào ngược dịch mật sẽ phải đối mặt với các triệu chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, còn có nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu bệnh không được xử lý kịp thời. Vậy bệnh trào ngược dịch mật là gì? Nguyên nhân gây bệnh và giải pháp điều trị bệnh như thế nào? Cùng đi tìm câu trả lời qua các chia sẻ dưới đây.


Hiện tượng trào ngược dịch mật là gì
Những điều bạn nên biết về bệnh trào ngược dịch mật

I - Các nguyên nhân gây bệnh trào ngược dịch mật

Dịch mật là một chất lỏng có màu xanh – vàng, hơi nhầy, được sinh ra từ gan và được dự trữ trong một lớp màng gọi là túi mật.

Dịch mật có chức năng chính là hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cụ thể như:
  • Dịch mật kích thích sự sản sinh các men tiêu hóa trong dịch ruột và dịch tụy, đồng thời hoạt hóa các loại men này.
  • Dịch mật hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thụ nhóm chất béo và các vitamin như các nhóm vitamin A, D, E, K,...
  • Kích thích nhu động ruột
  • Tạo môi trường kiềm trong ruột để ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối trong dạ dày.
Ngoài chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa kể trên, dịch mật còn giúp loại bỏ bilirubin trong hồng cầu – một sản phẩm thoái hóa của Hemoglobin.

Bình thường môn vị (phần cuối dạ dày) là van một chiều không cho các chất từ ruột non (tá tràng) trào ngược lên dạ dày, nhưng vì một lý do nào đó mà van môn vị này bị hở, khiến dịch mật trào ngược lên dạ dày, thậm chí trào ngược lên thực quản (nếu van tâm vị mở), hiện tượng này được gọi là trào ngược dịch mật.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dịch mật là do đâu?
Mô phỏng bệnh trào ngược dịch mật


Bệnh trào ngược dịch mật có thể do các nguyên nhân sau:
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, khiến cơ môn vị yếu hơn bình thường, gây ứ đọng thức ăn lâu ngày trong dạ dày, làm tăng áp lực dạ dày, nên cơ tâm vị và môn vị yếu đi, van môn vị đóng không kín hoàn toàn, dẫn tới dịch mật bị trào ngược lên dạ dày, rồi lên thực quản nếu van tâm vị mở.
  • Bị biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày (trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày hoặc cắt dạ dày để giảm cân), khiến van môn vị hoạt động không ổn định, nên đóng không kín, gây hiện tượng trào ngược dịch mật.
  • Thường gặp với người sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật để điều trị bệnh lý như: viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật.

II - Các triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật rất khó phân biệt với các bệnh đường tiêu hóa khác, đặc biệt với bệnh trào ngược acid dạ dày, trài ngược dạ dày thực quản, nên nếu không chẩn đoán đúng, có thể dẫn tới sai lầm trong điều trị.

Do đó, ngoài chẩn đoán qua các triệu chứng, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ chuyên môn để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, nội soi tá tràng, dạ dày để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Một số triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật bao gồm:

- Đau bụng, đặc biệt vùng thượng vị là triệu chứng hay gặp nhất, cơn đau có thể từng cơn hoặc kéo dài, kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào vùng ngực, vùng bụng trên rốn.

- Thường xuyên thấy ợ nóng, đắng miệng cũng là một triệu chứng điển hình khi bị trào ngược dịch mật dạ dày.

- Thấy buồn nôn, nôn mửa, nôn ra chất lỏng xanh – vàng (tựa như màu dịch mật), sau nôn thấy đắng miệng, đắng họng. 

Đây có lẽ là dấu hiệu để phân biệt bệnh trào ngược dịch mật với các bệnh đường tiêu hóa khác.

- Ho nhiều, giọng khàn do dịch mật trào lên thực quản.

- Đầy bụng, chậm tiêu, khó tiêu, đắng miệng khiến người bệnh ăn uống kém, sút cân, cơ thể suy nhược.

Triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật như thế nào?
Triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật

III - Giải pháp điều trị bệnh trào ngược dịch mật

Bệnh trào ngược dịch mật nếu không điều trị sớm, có thể biến chứng gây trào ngược thực quản, gây viêm loét và ung thư thực quản.

Một số phương pháp điều trị bệnh trào ngược dịch mật như:

1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc thường được áp dụng trong điều trị trào ngược dịch mật có tác dụng giảm cholesterol, ức chế bơm proton, Cisapride, hay nhóm thuốc làm giảm hoặc loại bỏ mật,...

Cách điều trị bệnh trào ngược dịch mật bằng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dịch mật

2. Phẫu thuật

Đây là phương pháp cuối cùng để cải thiện bệnh nếu dùng thuốc ít thấy có hiệu quả. hiện có 2 phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh:

Phẫu thuật Roux-en-Y (kỹ thuật nối ống mật và hỗng tràng để giảm bớt triệu chứng trào ngược dịch mật) và Phẫu thuật antireflux (kỹ thuật nhằm bao bọc lại phần dạ dày gần thực quản và may quanh cơ thắt thực quản dưới để củng cố các cơ vòng thực quản dưới, ngăn ngừa sự chảy ngược acid và dịch mật vào thực quản).

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt

Để hạn chế sự trào ngược dịch mật, người bệnh cần tuân thủ các điều như:
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh việc ăn quá no để giảm đi áp lực cơ vòng thực quản dưới và van đóng mở tại môn vị.
  • Tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo, giấm, hành tây, cà chua, cam quýt, socola, thực phẩm nhiều gia vị.
  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, có cồn, cà phê.
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích
  • Không ăn những thực phẩm không có lợi cho dạ dày, thay vào đó hãy chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.
  • Nên nghỉ ngơi sau khi ăn, nhưng không nằm, tốt nhất nằm sau bữa ăn 1 tiếng.
  • Khi ngủ nằm đầu cao hơn chân khoảng 10 đến 15 cm.
  • Kiểm soát cân nặng, thân hình cân đối, luôn giữ cho tinh thần thoải mái nhất, tránh làm việc quá sức, thức khuya, stress,...
Bên cạnh đó, người bị trào ngược dịch mật dạ dày có thể lựa chọn thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để sử dụng bổ sung, giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn, nôn, đầy bụng,… chỉ sau vài phút, sản phẩm lại nhỏ gọn, dễ uống, rất tiện lợi và hiệu quả.

Cách xử lý bệnh trào ngược dịch mật bằng Yumangel
Yumangel giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về chứng bệnh trào ngược dịch mật. Khi thấy các triệu chứng nghi vẫn của bệnh trào ngược dịch mật, bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm, và uống thuốc đều đặn, điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt theo chỉ định bác sỹ để kiểm soát bệnh.

Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét