Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Cách điều trị viêm da tiếp xúc

 
{[["☆","★"]]}
Viêm da tiếp xúc là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến, đặc biệt là trong thời tiết nóng ẩm và ô nhiễm như hiện nay. Căn bệnh này bắt nguồn từ đâu, có nguy hiểm không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng đắn nhất về bệnh viêm da tiếp xúc nhé.

I - Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Có nguy hiểm không?

Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán điều trị Da liễu (Bộ Y tế), viêm da tiếp xúc là hiện tượng phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính ở trên da đối với một số yếu tố trong môi trường sống khi tiếp xúc với da. 

 Bệnh viêm da tiếp xúc gây tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc viêm sau khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng hoặc chất kích thích.

Viêm da tiếp xúc ở mặt là hệ quả của việc da bị tiếp xúc với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng.

 Viêm da tiếp xúc không lây nhiễm và cũng không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên thường gây khó chịu trên da cho người mắc phải.

II - Bệnh viêm da tiếp xúc bắt nguồn từ đâu?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bệnh viêm da tiếp xúc được chia làm 3 loại, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng:
Là loại viêm da tiếp xúc phổ biến, dễ gặp nhất. Bệnh thường xảy ra khi da tiếp xúc với các hóa chất kích thích. 

Một số thuốc tẩy có nồng độ cao hoặc axit mạnh khi dính vào da có thể gây viêm da tiếp xúc kích ứng ngay sau một lần tiếp xúc vì chúng loại bỏ dầu và các hàng rào bảo vệ từ da.

Các hóa chất độc hại có thể gây ra viêm da tiếp xúc gây kích ứng bao gồm: các dung môi (rượu, acetone, nhựa thông, este, xeton, xylene,…), chất lỏng kim loại, latex, dầu hỏa, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng, các loại kiềm dùng trong tẩy rửa khác.

Viêm da tiếp xúc kích ứng cũng có thể xảy ra khi da bạn tiếp xúc với các hóa chất kích thích nhẹ hơn như xà phòng, nước rửa chén,… thậm chí cả nước nếu tiếp xúc quá thường xuyên.

(>> Xem chi tiêt viêm da tiếp xúc là ntn TẠI ĐÂY)

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng:
Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng tăng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên, thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm.

Nguyên nhân là do da bị phơi nhiễm với các các chất hóa học có nồng độ cao như các acid, chất kiềm, .... 

Thường bị vùng da tiếp xúc (chủ yếu vùng hở như vùng mặt, cổ, 2 cẳng tay, bàn tay, 2 cẳng chân, bàn chân).

Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra cấp tính gây đỏ da, phù nề và mụn nước ở mức độ khác nhau và tiến triển mạn tính.

( Xem thêm viêm da tiếp xúc dị ứng: https://yoosun.vn/viem-da-tiep-xuc-di-ung.html )
  • Viêm da tiếp xúc do côn trùng:
Viêm da do côn trùng như do Paedurus... cũng là một loại viêm da tiếp xúc trực ứng thường thành các vệt, có khi thành đám ở vùng hở như mặt, cổ, 2 tay, các vệt dài viêm đỏ do các chất tiếp xúc miết trên da, vùng trung tâm của vệt, mảng thường có mụn nước hoặc vết trợt loét, sau đóng vẩy tiết rồi lành để lại vết thâm một thời gian.

III - Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc thường xảy ra ở những vùng trên cơ thể người bệnh đã từng tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng.

Các triệu chứng không giống nhau, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhạy cảm của người bệnh với chất đó.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là như thế nào

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng gây mẩn đỏ, ngứa ngáy da
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng gây đỏ da, phù nề, mụn nước
  • Viêm da tiếp xúc do côn trùng sẽ có mụn nước hoặc vết trợt loét, sau đóng vẩy tiết rồi lành để lại vết thâm một thời gian.
Nếu người bệnh gãi ngứa quá nhiều có thể gây xước hoặc tổn thương khu vực da bị ảnh hưởng.

 Trong trường hợp nặng hơn, các mụn đỏ dễ bị rỉ mủ, vùng da trở nên ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc các loại nấm tấn công, gây nhiễm trùng da.

IV - Cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Thông thường, để điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả, người bệnh cần phải xác định và tránh nguyên nhân gây ra phản ứng, dị ứng.

Nếu  tránh được các chất gây dị ứng, các nốt phát ban đỏ có thể biến mất trong 2 - 4 tuần.

  • Điều trị triệu chứng: Sát trùng, chống viêm, giảm đau.
  • Điều trị nguyên nhân: Loại bỏ dị nguyên.
  • Điều trị bằng Tây y: Điều trị tại chỗ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, thường sử dụng các chế phẩm có corticoid. Cụ thể:
- Với các tổn thương cấp tính có thể dùng nước muối sinh lý để làm se thương tổn đang ướt.

- Với tổn thương khô da, bong vảy: Dùng kem, mỡ chứa corticoid trong 2-3 tuần.

- Với tổn thương mạn tính, khô da: Bôi kem dưỡng ẩm.

- Với tổn thương bội nhiễm: Dùng kháng sinh tại chỗ, toàn thân.

**Lưu ý: Tránh làm trầy xước xung quanh khu vực viêm da để hạn chế các vấn đề nhiễm trùng.

Trong một số trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng, người bệnh cần nhận được sự chăm sóc y tế. Bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ, kem bôi hoặc các loại thuốc đặc trị khác.

Một số người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà bằng viên uống bổ sung hoặc sản phẩm thảo dược thiên nhiên.

Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này chưa rõ ràng mà vẫn còn đang được nghiên cứu. 

Chính vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc chưa biết sử dụng liệu pháp bổ sung nào để điều trị viêm da tiếp xúc, hãy thảo luận với bác sĩ.

Thông thường, bệnh viêm da tiếp xúc không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý tuyệt đối tránh xa các tác nhân gây dị ứng để hạn chế triệu chứng của bệnh.

V - Phòng bệnh viêm da tiếp xúc

Nếu bạn thường bị viêm da tiếp xúc khi làm việc nhà như giặt quần áo, rửa chén, đĩa,… thì nên đeo găng tay, ủng bảo hộ để bảo vệ da. Khi thấy rát ở một vùng da, bạn có thể pha nước muối loãng để rửa nhằm ngăn không cho phỏng nước, phỏng mủ hình thành.

Điều trị viêm da tiếp xúc ở mặt như thế nào
Viêm da tiếp xúc dị ứng nên bôi kem Yoosun rau má để làm dịu nhanh cơn ngứa

Dùng kem bảo vệ da Yoosun rau má để hỗ trợ giảm ngứa, mềm da, dưỡng da. Nên phòng tránh các loại côn trùng vào mùa mưa bằng cách xịt thuốc, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, luôn mắc màn khi ngủ,…

Để phòng tránh bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ, mặc quần áo khô thoáng, tắm rửa hàng ngày cho bé với nước sạch đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh rồi lau khô người cho trẻ bằng khăn bông mềm.


Không nên tự ý đắp các loại lá thuốc cho trẻ vì cơ địa mỗi người khác nhau dễ xảy ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe ảnh hưởng với việc chữa trị.

Do đó, cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi bị viêm da tiếp xúc để nhanh chóng loại bỏ được sự ngứa ngáy, khó chịu.

Để biết thêm thông tin về cách phòng tránh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh cũng như cách dùng kem Yoosun rau má để hỗ trợ điều trị bệnh, các bậc phụ huynh hãy gọi đến số hotline 1800 1125 để được tư vấn miễn phí.


Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét