Bệnh TĂNG NHÃN ÁP MẮT là gì? Bị tăng nhãn áp có CHỮA được không?

 
{[["☆","★"]]}
Tăng nhãn áp có thể gây nguy hiểm cho dây thần kinh mắt, khiến mắt yếu đi  trong khi đó lại tăng áp suất mắt. Nếu áp suất này tăng cao sẽ làm giảm khả năng truyền hình ảnh lên não. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tăng nhãn áp glocom có thể khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn.


Bệnh tăng nhãn áp là gì vậy?

Tăng áp hay cao nhãn áp là chứng bệnh có quá trình hình thành và phát triển âm thầm. Có tới hơn 50% số người không biết mình mắc bệnh và khi phát hiện tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng.


1. Tăng nhãn áp là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh có tên tiếng anh là Glocom và có tên gọi khác và cườm nước hay đầu thống. Là hiện tượng tăng áp suất mắt khiến thần kinh thị giác tổn thương.

Đối tượng mắc bệnh này thường là độ tuổi trung niên, tuy nhiên xu hướng bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhất là tăng nhãn áp ở trẻ em.

Nhiều người thắc mắc liệu tăng nhãn áp có phải là cận thị không? Câu trả lời là KHÔNG. Đây là 2 chứng bệnh hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của Glocom sẽ nặng nề hơn nhiều so với cận thị.


Khi mắc glocom, người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu, mắt mờ dần mà lâu ngày có thể bị mù lòa. 

Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu, bệnh này có thể di truyền qua các thế hệ, nếu gia đình có người bị glocom thì nguy cơ mắc bệnh của thế hệ sau cao hơn 3.7 lần với đối tượng khác.

2. Tăng nhãn áp biểu hiện, triệu chứng như thế nào?

Hiện Glocom được chia làm 4 loại gồm:

① Tăng nhãn áp góc mở: Đây là dạng phổ biến, mặc dù kết cấu thoát nước trong mắt hoạt động bình thường nhưng chất lỏng không thoát ra đúng cách.

② Tăng nhãn áp góc đóng: Những ai gặp tình trạng này dịch sẽ không thoát được bởi góc giữa mống mắt & giác mạc hẹp. Do đó, đường dẫn nước bị chặn, áp suất mắt tăng đột ngột và dẫn tới viễn thị hay đục thủy tinh thể.

tăng nhãn áp có chữa được không

③ Tăng nhãn áp cấp: Loại này có liên quan tới tăng nhãn áp góc đóng hay còn gọi là tăng nhãn áp góc đóng cấp tính. Khi mống mắt ngừa chất lỏng trong ống chảy ra khỏi cơ thể sẽ làm tăng IOP đột ngột.

④ Tăng nhãn áp bẩm sinh: Loại này xảy ra do kênh rạch thoát nước không hình thành đúng cách. Như đề cập ở trên, dạng này di truyền từ bố mẹ sang con cái. 
Triệu chứng của tăng nhãn áp có thể gặp phải như:
  • Đỏ mắt
  • Mờ mắt
  • Thấy quầng sáng quanh ánh đèn
  • Mắt màu đục, nhất là ở trẻ nhỏ
  • Buồn nôn
  • Đau mắt
  • Tầm nhìn hẹp
  • Chảy nước mắt
Lưu ý: Các bạn có thể dùng những triệu chứng này để nhận biết bệnh tăng nhãn áp ở chó.

( ➦ Xem thêm bị chắp mắt phải làm sao: https://thammymat.com.vn/bi-chap-o-mat-kieng-an-gi-va-nen-an-gi/)

3. Nguyên nhân gây tăng nhãn áp glocom?

Nguyên nhân gây glocom có thể do dịch lỏng trong mắt cao, không được lưu thông đúng. Thông thường thủy dịch chảy ra khỏi mắt thông qua 1 ống, khi ống này tắc, chất lỏng sẽ tích tụ và dẫn tới tăng nhãn áp.

Số ít nguyên nhân có thể do các tổn thương mắt, nhiễm trùng mắt, nghẽn mạch máu trong mắt hoặc sưng viêm. Tuy trường hợp này ít nhưng sau mổ cũng có thể tăng nhãn áp.
Ngoài ra, nhiều trường hợp có thể do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

4. Bệnh tăng nhãn áp mắt có chữa được không?

Glocom có thể chữa được nếu phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị tăng nhãn áp các bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc nhỏ mắt
Sử dụng thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp sẽ làm giảm hình thành dịch tại mắt hoặc khiến chất dịch đào thải nhiều hơn.

Tuy nhiên, cách làm này có tiềm ẩn 1 số tác dụng phụ như: nhiễm trùng, đỏ mắt, ngứa mắt, mờ hoặc kích ứng mắt.

tăng nhãn áp có nguy hiểm không

Bên cạnh đó, một số loại thuốc chữa glocom còn có thể ảnh hưởng tới tim và phổi. Do vậy, cần thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa mắt để các bác sĩ chỉ định thuốc thích hợp.

  • Bắn Laser
Cách làm này sẽ giúp chất dịch thoát ra nhiều hơn với những ai bị tăng nhãn áp góc mở. Đồng thời, giúp thông ống dẫn dịch với những ai mắc tăng nhãn áp góc đóng.

Quá trình thực hiện sẽ bao gồm:

- Tạo hình bè: Bước này nhằm mở các kết cấu thoát nước tại mắt

- Mở mống mắt: Nhằm tạo lỗ nhỏ mống mắt để dịch thoát ra dễ hơn

- Đông hóa thể mi: Chữa trị lớp giữa tại mắt để ít tiết dịch.

  • Vi phẫu trị tăng nhãn áp
Đây là quá trình tạo hình 1 đường mới giúp dịch thoát ra và giãn nhãn áp thông qua 1 ống nhỏ.

Tuy nhiên, loại phẫu thuật này có thể gây mất thị lực tạm thời, chạy máu hoặc nhiễm trùng nếu không được thực hiện ở những nơi an toàn.

tăng nhãn áp có phải là cận thị

5. Khi nào cần phải mổ tăng nhãn áp Glocom?

Trường hợp bị glocom nhẹ có thể trị bằng thuốc và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, cần sử dụng kèm thuốc hạ nhãn áp kết hợp cùng chế độ ăn dinh dưỡng và nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, khi việc dùng thuốc không còn tác dụng, các bạn nên phẫu thuật để đạt hiệu quả tối ưu.

Trường hợp khác cần phải mổ là khi bệnh ở tình trạng nặng, thị giác bị tổn thương nặng nề. Do vậy, mổ là giải pháp giúp ngừa nguy cơ mù lòa, biến chứng cho mắt.

Cùng với đó, những trường hợp tăng nhãn áp góc đóng cũng nên mổ để hạn chế đau đớn, khó chịu trong các hoạt động thường ngày.

6. Tăng nhãn áp kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của tăng nhãn áp, do vậy các bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hiệu quả.

tăng nhãn áp kiêng ăn gì
( ➦ Xem thêm bị lẹo mắt kiêng ăn gì: https://thammymat.com.vn/bi-leo-mat-kieng-an-gi-va-nen-an-gi/)

Trong đó cần lưu ý kiêng những thực phẩm sau:

- Tránh uống nhiều nước trong thời gian ngắn vì có thể tăng áp suất mắt

- Tránh thực phẩm làm từ bơ động vật hoặc thực vật vì chúng dễ bị oxy hóa gây viêm tế bào và dẫn tới tăng nhãn áp

- Hạn chế đồ chiên rán, chứa nhiều chất béo dễ làm tắc động mạch vành

- Không nên ăn cà, ăn ít muối

- Không uống rượu bia, bởi lượng methanol cao có thể gây hại cho võng mạc, giảm khả năng thích ứng với ánh sáng

- Tránh thực phẩm chứa Caffeine bởi chúng có thể tăng áp suất mắt cao hơn 3 lần

- Hạn chế đường, tinh bột qua tinh chế như: kẹo, bột mì tinh luyện, khoai tây, nước ngọt,…

Tăng nhãn áp nên ăn những thực phẩm sau:

- Thực phẩm chứa Omega 3

- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa chất ngừa oxy hóa

- Ăn nhiều trái cây

- Tập thể dục thường xuyên

Trên đây chính là tổng hợp tất tần tật thông tin về bệnh tăng nhãn áp mắt cũng như cách chữa trị. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu liên quan tới bệnh, các bạn cần tới thăm khám bác sĩ để được chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp nhé!

Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét