Tật khúc xạ là gì? Các dạng tật khúc xạ mắt và cách chữa trị hiệu quả nhất

 
{[["☆","★"]]}
Cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị,…là các dạng tật khúc xạ của mắt phổ biến nhất hiện nay. Tật khúc xạ có biểu hiện và triệu chứng rất cụ thể, do vậy cần có chế độ chăm sóc tốt hơn để tránh tình trạng này nặng hơn. Nếu các triệu chứng diễn biến theo chiều hướng phức tạp, sẽ khiến từ “tật” chuyển thành “bệnh”, gây hại cho mắt.


I - Thông tin về tật khúc xạ

Tật khúc xạ có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở trẻ em. Theo nhiều thống kê, hiện có khoảng 3 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ mắt.

Trong đó cận thị chiếm 2/3 và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tỉ lệ này ngày càng tăng nhanh và diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

1. Dị tật khúc xạ ở mắt là gì?

Tật này có tên tiếng anh là Refractive Error, là 1 dạng rối loạn mắt phổ biến, có thể xuất hiện khi mắt không tập trung rõ vào những hình ảnh từ thế giới thực.
Tật khúc xạ mắt được chia thành các đối tượng như:
  •  Tật khúc xạ học đường: Xuất hiện ở độ tuổi đi học, nhất là trẻ từ 11 – 15 tuổi
  •  Tật khúc xạ bẩm sinh

Xem thêm: https://thammymat.com.vn/cach-khac-phuc-mat-3-mi-thanh-2-mi/

2. Các dạng tật khúc xạ cơ bản

  • Cận thị
Người mắc tật này có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng không thấy các vật ở xa. Tật này xuất hiện khi mắt không tập trung vào các tia sáng 1 cách chính xác tại võng mạc.

  • Viễn thị
Người mắc tật này có thể nhìn thấy các vật ở xa nhưng ở gần lại không nhìn rõ. Giống các tật khúc xạ khác, tật này xuất hiện khi mắt không tập trung tia sáng chính xác tại võng mạc.


  • Loạn thị
Người gặp tình trạng này giác mạc sẽ cong bất thường khiến móp méo thị lực. Do đó sẽ khiến gây khó khăn trong việc tập trung ánh sáng đi vào mắt. Tật này có thể xảy ra cùng lúc với cận thị hoặc viễn thị.

  • Lão thị
Với tật này, mắt có thể thấy rõ vật ở xa nhưng lại khó khăn khi nhìn vật ở gần. Nhìn chung biểu hiện của tật này khá giống với viễn thị nhưng nguyên nhân hình thành là do lão hóa mắt, thủy tinh không điều tiết được.

II - Các câu hỏi thường gặp về tật khúc xạ

Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề khúc xạ mắt như nguyên nhân, biểu hiện hay phương pháp chữa trị. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay dưới đây.

1. Nguyên nhân và biểu hiện của tật khúc xạ

Các tác nhân thông dụng có thể gây nên các dạng khúc xạ mắt gồm:

  • Để mắt làm việc quá nhiều: nhìn gần trong thời gian dài
  • Thói quen sinh hoạt: tư thế ngồi, học và làm việc trong môi trường thiếu sáng, ăn uống không đủ chất,…
  • Tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo: máy tính, ipad, điện thoại
Biểu hiện của tật khúc xạ:
  • Thị lực suy giảm
  •  Hay mỏi mắt, nhức đầu
  •  Mắt hay nheo, nhức mắt,….

2. Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Các tật về mắt gây nhiều khó khăn cho người gặp phải như thị thị lực kém, đeo kính khó chịu. Đặc biệt, đây còn là nguyên nhân chính gây giảm thị lực, nghiêm trọng hơn là tác nhân dẫn tới mù lòa.

Theo ước tính, khoảng 8 triệu người trên thế giới bị mù do tật khúc xạ về mắt. Ngoài ra, tật này còn có thể dẫn tới các bệnh lý mắt nghiêm trọng như: bong tróc võng mạc, đục thủy tinh,…

Tật về mắt có thể chữa được nếu phát hiện và tìm ra phương pháp chữa trị thích hợp. Do vậy, các bạn cần xem xét biểu hiện và thăm khám kịp thời.

3. Cách phòng chống tật khúc xạ

Phương pháp ngừa tật về mắt khá đơn giản, chỉ cần các bản lưu ý những biểu hiện của bệnh. Khi phát hiện có biểu hiện bệnh, các bạn hãy tới các bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn hướng chữa trị.

Bên cạnh đó, nên chăm sóc mắt và bảo đảm làm việc, học tập trong môi trường đủ sáng. Nếu học buổi tối, phải có ánh sáng phòng và đèn bàn.



Ngoài ra, kích thước bàn ghế phải phù hợp cùng chiều cao từng người. Không cuối đầu, nghiêng đầu, áp má trên bàn học và để mắt với sách vở ở khoảng cách phù hợp.

Giảm tải căng thẳng cho mắt: hạn chế xem tivi, chơi game, ngồi trước máy tính quá lâu,…
Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin,…


 Xem thêm: https://thammymat.com.vn/bong-mat-la-gi-cach-tri-bong-mat-hieu-qua-nhat/

III - Các cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em

Để ngăn chặn những hệ quả mà tật về mắt mang lại, các bạn cần có phương pháp chữa trị kịp thời. Dưới đây là những cách chữa trị cơ bản hiện nay.

1. Đeo kính mắt

Đây là cách đơn giản và an toàn để chữa khúc xạ mắt. Trước khi đeo kính, các bác sĩ nhãn khoa sẽ thăm khám và chọn kính đúng số cho khách hàng. Nhờ đó có thể chỉnh sai số khúc xạ, đem lại tầm nhìn tốt hơn.

2. Đeo kính áp tròng

Trong nhiều trường hợp, đeo kính sát tròng sẽ giúp các bạn có tầm nhìn tốt hơn, rộng và thoải mái hơn. Tuy nhiên, các bạn cần đeo kính đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng hay hư hại mắt.


3. Phẫu thuật tật khúc xạ

Đây là giải pháp giúp thay đổi hình dạng của giác mạc vĩnh viễn. Qua đó sẽ phục hồi khả năng tập trung cho mắt nhờ việc cho phép các tia sáng tập trung đúng vào võng mạc.

Tuy vậy, hiện phẫu thuật khúc xạ có nhiều dạng, do vậy các bạn cần tìm tới đúng trung tâm nhãn khoa tin cậy để lựa chọn được kỹ thuật phẫu thuật phù hợp với tình trạng mắt.

Trên đây chính là tất tần tật thông tin về tật khúc xạ cũng như cách chữa trị bệnh. Hi vọng thông qua bài viết các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích. 

Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét