Bệnh đục thủy tinh thể là gì?Nguyên nhân & cách chữa trị đục thủy tinh thể

 
{[["☆","★"]]}
Bệnh đục thủy tinh thể có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Nếu không có cách phòng tránh và chữa trị kịp thời, đục thủy tinh thể sẽ gây ảnh hưởng tới thị lực, thậm chí dẫn tới mù lòa.

I - Thông tin cần biết về đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính gây giảm thị lực và mù lòa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bất kỳ ai đều có thể gặp chứng bệnh này, tuy nhiên tập trung nhiều hơn cả ở độ tuổi ngoài 50.
đục thủy tinh thể là gì

1. Đục thủy tinh thể là gì?

Bệnh còn có tên gọi khác là cườm đá, cườm khô hay cườm hạt (tên tiếng anh là cataract). 
Bình thường, thủy tinh thể có nhiệm vụ điều tiết, giúp ánh sáng đi qua, hội tụ tại võng mạc để con người nhìn thấy mọi vật rõ nét hơn.

Tuy nhiên, vì lý do nào đó, thủy tinh thể bị mờ, không còn trong suốt, ánh sáng khó đi qua và không hội tụ tại võng mạc. Khi đó được gọi là hiện tượng đục thủy tinh thể.

2. Triệu chứng đục thủy tinh thể

Bệnh diễn biến chậm, không gây đau đớn, gần như trong giai đoạn đầu người bệnh không thấy dấu hiệu nào.

Chỉ tới khi bệnh nặng hơn, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.

Các triệu chứng có thể thấy ở 1 hoặc cả 2 mắt gồm:
  • Giảm thị lực: Đây là triệu chứng điển hình hàng đầu, mắt nhìn mờ, hay mỏi mắt khi tập trung vào 1 vật
  • Hay lóa mắt: Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, nhìn bên ngoài khó hơn khi nhìn trong bóng râm
  • Nhìn 1 vật thành nhiều vật
  • Hiện tượng chấm đen xuất hiện trước mắt

3. Các dạng đục thủy tinh thể

Hiện tại, bệnh này được chia thành các loại như sau:

Phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục nhân: Hình thành sự xơ xứng, chuyển màu vàng quá mức tại vùng trung tâm. Loại đục thủy tinh thể này có thể gây các tật khúc xạ mắt, có triệu chứng nhìn xa mờ. Loại này có thể hình thành ở 1 mắt.

Đục vỏ: Có thể to ra và gắn kết vào nhau tạo thành vùng đục vỏ lớn. Loại này thường hình thành ở 2 mắt và không đều nhau.

Đục bao sau: Còn được gọi là đục thủy tinh thể polar hay cực sau. Loại này hình thành vết đục nhỏ tại biểu mô, bao trước của thể thủy tin mà không ảnh hưởng tới lớp vỏ. Đục cực sau sẽ khiến mắt bị mờ rõ rệt, đây là loại rất khó chữa trị vì có khả năng cao tái phát.

II - Tại sao bị đục thủy tinh thể?

Trước khi phòng tránh hay tìm giải pháp chữa trị, các bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ đâu. Điều này sẽ giúp quá trình chữa trị đạt kết quả tốt nhất.

1. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên dưới đây là những tác nhân phổ biến:
  • Do quá trình lão hóa: Đây là nguyên nhân làm giảm thị lực của tuổi trung niên, thường trên 50 tuổi. Cơ chế gây bệnh hiện chưa rõ, có thể do sự lão hóa và bệnh tiến triển tương đối chậm.
  • Đục thủy tinh thể do bệnh lý: Trường hợp này hay gặp trên các đối tượng có bệnh: đái tháo đường, tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì,…
  • Đục thủy tinh thể do chấn thương, do bẩm sinh
  • Do mắc bệnh tại mắt nhiều lần như: viêm giác mạc, viêm kết mạc, khô mắt,…
  • Thường xuyên dùng thuốc ảnh hưởng tới thị lực như corticoid, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc trầm cảm,….
đục thủy tinh thể ở người trẻ

2. Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Đây là chứng bệnh ảnh hưởng lớn tới ngành nhãn khoa khi đây là tác nhân gây gia tăng tỉ lệ người bị mù tại nước ta.

Không những vậy, đục thủy tinh thể còn có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường, ảnh hưởng tới cuộc sống của những người mắc bệnh. Có thể kể tới như:
  • Đi lại, vận động khó khăn, hay vấp ngã
  • Dễ va chạm, gặp tai nạn khi điều khiển phương tiện trên đường, nhất là lúc chiều tối
  • Trường hợp bệnh nặng, người mắc bệnh khó hoạt động bình thường hoặc chươi thể thao
  • Ảnh hưởng tới tâm lý người mắc bệnh

3. Cách phòng tránh đục thủy tinh thể

Các bạn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình phát triển bệnh hiệu quả bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Hãy đảm bảo một thực đơn dinh dưỡng cân bằng gồm các nhóm omega3, vitamin A, B, C,..Tăng cường ăn cá, quả óc chó, rau xanh…

Đục thủy tinh thể kiêng ăn gì? Các bạn cần kiêng thực phẩm cay nóng như: ớt, gừng, tỏi. Cùng với đó, bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời để làm chậm tiến trình phát triển của đục thủy tinh thể.

Hạn chế tối đa việc hút thuốc, tránh tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, laptop, điện thoại,…

Nên thường xuyên đi khám mắt để nắm rõ tình trạng mắt của mình cũng như phát hiện bệnh sớm hơn.

III – Bật mí các cách chữa trị đục thủy tinh thể

Mặc dù nguy hiểm, nhưng đục thủy tinh thể là bệnh có thể chữa được nếu lựa chọn đúng giải pháp.

1. Đục thủy tinh thể chữa theo dân gian

Sử dụng mùi tây là một trong những nguyên liệu giúp hạn chế sự phát triển của chứng bệnh này. Trong mùi tây sở hữu lượng lớn vitamin A, giúp mắt khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, mùi tây còn cấp ẩm, giúp mắt không bị khô. Cùng với đó là lượng carotenoid giúp loại bỏ nguy cơ gây cườm mắt và hỗ trợ trị bệnh.
Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị 6 – 7 lá mùi tây, 2 thìa mật ong sau
  • Bước 2:  Xay nhuyễn mùi tây với nước, sau đó cho mật ong vào và khuấy đều
  • Bước 3: Uống nước ép mùi tây mỗi ngày trước bữa tối.

2. Chữa đục thủy tinh thể bằng nước dừa theo đông y

Trong nước dừa có nhiều chất chống oxy hóa, chất khoáng, và enzyme. Những chất này sẽ giúp làm tan các chất đạm lạ quy tụ tại thủy tinh thể khiến mắt mờ.

Cùng với đó, nước dừa còn làm giảm triệu chứng khô mắt, mỏi mắt khi mắc chứng cườm mắt.

Các bạn có thể dùng nước dừa hàng ngày thay thế nước nhỏ mắt bởi nó rất lành tính. Tuy nhiên, cần chọn dừa non, có nước trong để nhỏ mắt, để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ những trái dừa không đảm bảo.

mổ đục thủy tinh thể kiêng ăn gì

3. Mổ đục thủy tinh thể bằng laser

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến với kỹ thuật dùng tia laser thay thế dao mổ thông thường. Các bước mổ mắt bằng laser trị cườm mắt gồm: Rạch giác mạc, Cắt nhỏ nhân thủy tinh thể, Cấy thủy tinh thể nhân tạo.

Phẫu thuật laser trị cườm mắt kéo dài trong khoảng 20 phút. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được về nhà để theo dõi và phục hồi sau 1 tháng.

4. Phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp phaco

Phacoemulsification còn được gọi là công nghệ mổ cườm phaco. Công nghệ này sử dụng năng lượng sóng âm nhằm tán nhuyễn, tác thủy tinh đục thành mảnh nhỏ và hút khỏi mắt bằng 1 vết mổ siêu nhỏ. Tiếp tới thay một thủy tinh thể nhân tạo.

Đây được đánh giá là kỹ thuật chữa đục thủy tinh thể an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

Ưu điểm của kỹ thuật này là vết mỏ nhỏ, an toàn và phục hồi thị lực nhanh. Mỗi ca mổ phaco chỉ kéo dài từ 5 – 10 phút nhưng được xếp vào nhóm đại phẫu, có vai trò quan trọng.

Trên đây chính là thông tin về đục thủy tinh thể cũng như các cách chữa trị chứng bệnh này. Hi vọng thông qua bài viết, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho bản thân. 

Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét