Cách xử lý khi bị các loại côn trùng cắn ( muỗi, kiến, ong,...) chuẩn nhất

 
{[["☆","★"]]}

I - Một số loại côn trùng cắn trẻ em phổ biến hiện nay

1. Kiến cắn

Kiến là một trong những loại côn trùng mà trẻ em hay gặp thường ngày và dễ bị nó tấn công nhất, đặc biệt là kiến lửa ( hay còn gọi là kiến đỏ). Khi bị kiến lửa cắn, trẻ thường có biểu hiện hơi sưng đỏ trên da, ngứa ngáy và hơi đau.

Có một số trường hợp bị kiến cắn sưng mắt, sưng chân hoặc cắn nhiều bộ phận trên cơ thể có thể bị chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, sưng họng, lưỡi, môi...nếu dị ứng với kiến lửa đốt.

Một trong các loài kiến gây nguy hiểm tới sức khỏe con người nghiêm trọng hơn là kiến ba khoang. Có những trẻ bị kiến cắn sưng mắt có thể gây mù mắt nếu không kịp thời điều trị.

Biểu hiện sau 6-8 tiếng khi bị kiến ba khoang cắn, trẻ sẽ có cảm giác sưng nhẹ, kèm theo nhiều mụn nhỏ thành vệt dài tại vết thương.

Sau 24 giờ khi bị kiến ba khoang cắn, da sẽ nổi mụn nước, phồng rộp thành từng đám, rát bỏng, có thể bị nổi hạch gần vết đốt và sốt nhẹ.  Nếu được điều trị tốt, vết thương sẽ đỡ hơn sau 3 ngày và sẽ lành lại sau 5-7 ngày nhưng để lại vết thâm rất lâu.

Bị côn trùng cắn
Các vết cắn của côn trùng không chỉ khiến bạn bị ngứa rát và đau mà còn khiến da bị sưng đỏ, phù hề, mọc mụn nước

( >> Xem thêm: https://unsplash.com/@canxinextgcal)

2. Muỗi đốt

Muỗi là một trong những loài côn trùng truyền bệnh trung gian nguy hiểm như: sốt rét, sốt xuất huyết, teo não....Chính vì vậy, các mẹ cần hết sức chú ý trong việc phòng trừ muỗi đốt cũng như tìm cách chữa nốt muỗi đốt sớm nhất cho trẻ.

Thông thường, muỗi đốt không chỉ gây ngứa mà da bé còn bị sưng tấy lên. Nếu trẻ gãi nhiều gây trầy xước da sẽ dẫn tới nhiễm trùng, vết thương tuy nhỏ nhưng lâu khỏi và để lại sẹo thâm.

3. Ong đốt

Bên cạnh 2 loại côn trùng kiến và muỗi thì ong cũng là mối hiểm họa đáng sợ đối với trẻ em. Đặc biệt là khi vào hè, các loài ong thường xuất hiện nhiều. Trẻ em do nghỉ hè nên hay nghịch ngợm, chọc phá tổ ong và bị ong đốt.

Vậy, bị ong đốt có sao không?  Nếu bị ong mật đốt thì sẽ bị sưng ngứa và hơi đau. Nếu là ong vàng đốt, nọc ong cắm vào da sẽ gây đau nhói, buốt, sưng to.

Tuy nhiên, nếu bị ong vò vẽ, ong đất đốt,.... thì vết thương sẽ sưng vù lên và đau trẻ có thể bị dị ứng nọc, sốc, nhiễm độc ...gây nguy hiểm tới tính mạng. Các vị trí bị ong đốt gây nguy hiểm nhất là mặt, cổ, đầu.

Ngoài các loại côn trùng trên, trẻ còn có thể bị bọ chét, rệp, sâu róm, nhện, rết cắn... Vì vậy, phụ huynh cần trang bị đầy đủ kiến thức để có thể xử lý kịp thời nếu trẻ gặp nguy hiểm.

( >> Xem thêm: Bị nhện cắn có sao không? Dấu hiệu và cách xử lý khi bị con nhện cắn)

II - Côn trùng cắn nên xử lý như thế nào?

1. Bị kiến cắn bôi thuốc gì?

- Kiến lửa đốt: Mẹ nên rửa vết kiến đốt bằng nước xà phòng thật nhẹ nhàng. Sau đó, có thể dùng kem Yoosun Rau Má bôi vào vết thương.

Hoặc mẹ có thể dùng lá bạc hà/ lá húng chanh rửa sạch, giã nát cùng chút muối và đắp vào vết kiến đốt sẽ giảm sưng, ngứa hiệu quả.

Trường hợp bị kiến lửa đốt nhưng xuất hiện thêm những triệu chứng như nổi mề đay, ngứa ở vùng da khác ngoài chỗ kiến đốt, buồn nôn, tiêu chảy, cảm giác thắt ngực, khó thở, sưng họng, lưỡi và môi, chóng mặt, ngất… thì chứng tỏ trẻ đã bị dị ứng. Mẹ nên đưa bé đi khám để điều trị kịp thời.

Cách xử lý khi bị kiến cắn
Kiến lửa cắn không chỉ gây đau mà còn ngứa ngáy khó chịu

- Khi bị kiến ba khoang cắn phải làm sao:  Nếu để chất độc kiến ba khoang bị dính vào da, cần nhanh chóng rửa sạch bằng cồn 70 độ hoặc 90 độ. Thấm khô vết thương bằng bông rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh trị côn trùng cắn hiệu quả: thường được dùng cho các tổn thương viêm, nhiễm trùng,.. không bôi khi chảy dịch mủ.

Chú ý: Khi bôi phải xoa ở vùng bị đốt đến khi nào thuốc thẩm thấu hẳn vào da mới phát huy được tác dụng giảm đau, ngứa, viêm của thuốc.

2. Bị ong đốt bôi gì cho khỏi?

Khi bị ong đốt, bạn nên dùng kẹp nhíp gắp ngòi độc ra khỏi cơ thể trẻ. Rửa vết thương bằng xà phòng càng sớm càng tốt. Sau đó có thể sử dụng một số loại lá sau để làm dịu vết sưng, đau:

Cách xử lý khi bị ong đốt
Khi bị ong đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời, một số trường hợp có thể chết ngay trong 30 phút đầu tiên

- Dùng lá bạc hà tươi rửa sạch, vò nát rồi xát vào chỗ ong vừa đốt

- Dùng rau sam, rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp vào vết thương

- Nếu là ong vò vẽ hay ong đất đốt, mẹ có thể dùng nước tiểu của bé trai khoẻ mạnh rửa vết đốt, sau đó dùng hành, hẹ, tỏi, sả, củ nén giã nát, vắt lấy nước cốt, hoà với chút rượu trắng cho uống.

Các loại dung dịch làm mát da, dịu da như hồ nước.. Thuốc được dùng để bôi hoặc đắp lên các vùng tổn thương da bị sưng nề, tấy đỏ có tác dụng làm mát da, dịu da, giảm ngứa.

Dung dịch màu sát khuẩn như nước muối sinh lý NaCl 0,9% castellani, xanh methylen, thuốc tím pha loãng… dùng cho các tổn thương bị viêm, nhiễm khuẩn.

Hoặc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc tây như: Kem, mỡ có corticoid như hydrocortisone, triamcinolon… có tác dụng chống viêm, chỉ định cho các tổn thương bị phù nề, viêm tấy nhiều

Nếu trẻ có biểu hiện nổi nhiều ban đỏ, thở khó, tim đập nhanh, ngủ li bì có thể là dấu hiệu bị sốc. Cần cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để tránh gây hại tới sức khỏe về sau.

(>> Xem thêm: https://guides.co/p/canxi-nextgcal)

3. Trẻ bị muỗi đốt xử lý như thế nào?

- Khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt, mẹ nên rửa sạch vết đốt bằng xà bông hoặc nước nuối sinh lý. Sau đó bôi sữa mẹ, tinh dầu tràm hoặc tinh dầu chanh sả vào vết muỗi đốt cho bé.

- Với những trẻ lớn trên 3 tuổi, mẹ sơ cứu tương tự. Ngoài ra, có thể đập dập hành hoặc tỏi để đắp vào vết thương.

- Bên cạnh những cách dùng thảo dược, mẹ có thể sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn cho bé có nguồn gốc thảo dược để không gây kích ứng với làn da mỏng manh của trẻ.

Phòng tránh côn trùng đốt
Phải mắc màn ngủ kể cả ban ngày, đặc biệt là đối với trẻ em.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em, trong đó có một loại kem được nhiều mẹ Việt vô cùng tin tưởng đó là kem bôi Yoosun rau má. Không chỉ giúp bé giảm sưng đau ngứa khi bị côn trùng cắn, Yoosun có tác dụng trị rôm sảy, mẩn ngứa, trị mụn, vết thâm hiệu quả.

Sản phẩm có chứa thành phần chủ yếu là dịch chiết từ cây rau má, vitamin E, D-panthenol, Hoạt chất Chlorhexidine giúp chống sưng viêm, giảm ngứa rát cho da, kích thích lên da non, tránh để lại sẹo thâm sau khi bị côn trùng cắn. Yoosun rau má do công ty TNHH Đại Bắc sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm và chứng nhận không gây kích ứng với mọi loại da nên mẹ có thể yên tâm sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Kem rau má Yoosun giúp làm dịu tình trạng ngứa rát ở vết côn trùng cắn, đồng thời kháng viêm ngăn ngừa tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ.

Cách khắc phục khi bị côn trùng đốt

Với những trường hợp vết cắn nhỏ, không nghiêm trọng như bị kiến cắn, bọ ve, bọ chó, bọ chét, muỗi đốt, sâu róm, chấy, rận, ghẻ...mẹ có thể rửa sạch vết thương bằng xà phòng, thấm khô và sử dụng Yoosun bôi một lớp kem mỏng lên, xoa đều để kem thẩm thấu hết vào da. Bôi 3-4 lần/ngày liên tục trong vài ngày vết thương sẽ đỡ rất nhanh.

( >> Xem thêm: https://unsplash.com/@kemyoosunrauma)

II - Biện pháp phòng ngừa côn trùng cắn

Để phòng côn trùng cắn trẻ em, có thể dùng nhiều cách như:

- Không cho bé chơi ở những chỗ cây cối rậm rạp bởi thường có nhiều loại muỗi, kiến, sâu....

- Mặc quần áo dài tay khi cho trẻ chơi ngoài trời. Quần áo sáng màu sẽ ít thu hút loài muỗi hơn.

- Bôi thuốc chống muỗi, côn trùng khi cho trẻ chơi ở ngoài trời, vườn cây...

- Sử dụng một số loại tinh dầu để xua đuổi côn trùng như muỗi, kiến, gián...

- Giũ sạch chăn, chiếu, buông màn trước khi đi ngủ

- Dặn trẻ không chọc phá tổ ong

- Trồng một số cây thảo dược có tác dụng diệt trừ sâu bọ, rệp, côn trùng lại giúp giảm các vết sưng tấy khi bị côn trùng đốt.

- Để chống kiến ba khoang đốt, nên hạn chế mở cửa vào buổi tối nhất là vào vụ mùa thu hoạch lúa bởi kiến ba khoang hay xuất hiện thời điểm này và thích bay vào nơi có ánh đèn. Nếu có thể thì nên bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang ra ngoài nhà và diệt chứ không nên bật điện trong nhà.

Có thể làm lưới ngăn côn trùng, buông rèm cửa, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng... khi thắp đèn. Nếu kiến đậu vào da không nên vội đập chết nó mà nên dùng cách đuổi nó ra khỏi người vì nếu giết nó ngay trên da, nọc độc của nó sẽ gây tổn thương tại vùng da đó.

Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét