Rối loạn tiền đình cấp tính - Biểu hiện và cách xử lý hiệu quả

 
{[["☆","★"]]}

Khi mắc rối loạn tiền đình cấp tính nếu như không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nên những hậu quả khôn lường. Một số thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách đối phó với căn bệnh được coi là “sát thủ âm thầm” này nhé.

I - Biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình cấp tính

Bệnh rối loạn tiền đình cấp tính là cụm từ nhiều người thường dùng để chỉ những người bị bệnh rối loạn tiền đình ở thể nặng với các biểu hiện như:

- Chóng mặt: Cảm giác như mọi thứ quay cuồng như chong chóng, đảo lộn từ trên xuống dưới, cảm giác bồng bềnh, tròng trành , người lảo đảo và không xác định được phương hướng.

Chóng mặt thường xảy ra khi đang nằm mà ngồi dậy hoặc cúi người, xoay đầu bất ngờ. Buổi sáng nhiều khả năng gặp phải triệu chứng và giảm dần.

Biểu hiện rối loạn tiền đình cấp tính
Rối loạn tiền đình cấp tính gây chóng mặt quay cuồng

- Rung giật nhãn cầu: theo chiều dọc

- Rối loạn thăng bằng: Không phù hợp với chiều của rung giật nhãn cầu

Ngoài ra, người bệnh thường gặp hội chứng tiểu não, có thể bị hội chứng giao bên, có thể bị liệt nhìn do tổn thương mắt phối hợp, đau đầu...

Bệnh tiến triển chậm và rất lâu khỏi. Nếu không kịp thời xử lý những biểu hiện này, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, bởi thế, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị rối loạn tiền đình cấp.

II - Xử lý hiện tượng rối loạn tiền đình cấp tính

- Khi người nhà bạn bị rối loạn tiền đình cấp có những biểu hiện như trên, hãy cấp cứu người bị rối loạn tiền đình lập tức bằng cách đặt họ nằm xuống, không cho gối đầu, cố định đầu bằng cách để hai cái gối chèn 2 bên đầu. Để họ nằm ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng và đặc biệt là tránh di chuyển để tình trạng giảm nhanh hơn.

- Để tránh hiện tượng nôn, nên cho uống thuốc chống nôn. Đồng thời, nên cho uống dung dịch bù nước- điện giải, truyền dịch.

- Mời bác sĩ tới khám và kê đơn. Có thể tham khảo một số loại thuốc như:

+ Giảm buồn nôn, chóng mặt: promethazin 25mg, scopolamin 0,5mg; diphenhydramin 50mg

+ Ức chế calci chọn lọc mạch máu não: flunarizin, viên 5mg, dùng từ 5 – 10mg (1 – 2 viên/ngày), cinnarizin 50 – 100mg/ngày.

Khi đã ổn định hơn thì nên sử dụng một số loại thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn tiền đình, tuần hoàn não, có thể sử dụng lâu dài. Ví dụ như:

+ Betahistin: tác dụng chính vào nhân tiền đình, dùng từ 24 – 48mg/ngày chia 3 lần.

+ Ginkgo biloba 40mg dùng 3 viên/ngày.

+ Piracetam 1200 – 2400mg/ngày.

+ Almitrin – raubasin 40mg dùng 2 viên/ngày.

+ Hoạt huyết bổ máu 4 viên/ ngày chia sáng, chiều sau ăn.

Cách chữa rối loạn tiền đình cấp tính
Sử dụng hoạt huyết bổ máu Đại Bắc lâu dài giúp cải thiện bệnh rối loạn tiền đình nhanh chóng

- Sử dụng phương pháp tập một số động tác thể dục chữa bệnh. Khi bất ngờ bị rối loạn tiền đình cấp tính, bạn nên nằm im, đưa mắt sang hai bên, lên xuống, thực hiện động tác chậm rồi nhanh dần, nhìn một vật di chuyển qua lại trước mắt 20cm. Khi có thể thì gập, ngửa, quay đầu sang hai bên từ từ và nhanh dần. Nếu đỡ có thể tập ở tư thế ngồi hoặc đứng.

Sau khi qua giai đoạn đó, người bệnh nên tập ở tư thế đứng, đang ngồi từ từ đứng dậy, sau đó đi, lên xuống cầu thang, xoay người kết hợp mở mắt và nhắm mắt.

Trên đây là những biểu hiện cũng như cách xử lý khi bị rối loạn tiền đình cấp tính, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và người thân vào những tình huống nguy hiểm.

Nếu cần hỗ trợ để biết thông tin về sản phẩm Hoạt huyết bổ máu giúp hoạt huyết, thông kinh mạch, tuần hoàn máu não, hãy gọi tổng đài 1800 1125 nhé.

Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét