Hội chứng rối loạn tiền đình là gì? Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình

 
{[["☆","★"]]}

Những người mắc chứng rối loạn tiền  đình sẽ thường xuyên có cảm giác chóng mặt, đầu óc quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn,…  gây khó chịu và làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, công việc hàng ngày của người mắc bệnh. Cùng đi tìm hiểu hội chứng rối loạn tiền đình này là gì, phân biệt các loại rối loạn tiền đình, cùng triệu chứng, cách điều trị bệnh qua các thông tin sau đây.

Hội chứng rối loạn tiền đình là gì
Hội chứng rối loạn tiền đình là gì?

I - Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận nằm phía sau ốc tai, có vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể khi di chuyển, nằm, đứng, cúi xuống hay xoay người,... Hệ thống tiền đình này được điều khiển bởi một nhóm thần kinh cao cấp của não.

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tiền đình, khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát sự cân bằng của cơ thể.

Đây không phải là bệnh lý, mà chỉ là một hội chứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng người bị rối loạn tiền đình sẽ gặp nhiều khó khăn trong mọi hoạt động thường ngày, thấy mệt mỏi, năng suất làm việc kém và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và dễ dẫn đến các bệnh lý khác.

Hiện nay, theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, lứa tuổi trưởng thành, trung niên, người cao tuổi có tỷ lệ mắc hội chứng tiền đình cao, đặc biệt là những người lao động trí óc, người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, phải suy nghĩ nhiều, có tiền sử hay đau đầu, chóng mặt, ...


Hội chứng rối loạn tiền đình khiến người bệnh luôn thấy mệt mỏi

I - Phân biệt các loại rối loạn tiền đình

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiên (khoa nội thần kinh – BV cấp cứu trung ương T.P Hồ Chí Minh), hội chứng rối loạn tiền đình được chia thành hai loại chính là: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên là dạng bệnh lành tính, chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, các triệu chứng chỉ thoáng qua trong các thời điểm nhất định trong ngày và chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Biểu hiện, triệu chứng của rối loạn tiền đình ngoại biên là: hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, lắc đầu, quay đầu đột ngột, sau khi ngủ dậy,... với các trường hợp nặng, người bệnh có thể không đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được.

Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói và ù tai một hoặc cả hai bên tai, đau đầu, nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng,…

Bệnh thường xảy ra sau các chấn thương vùng đầu, hay do các bệnh lý do tắc nghẽn mạch máu ở vùng sau cổ.

2. Rối loạn tiền đình trung ương:

Rối loạn tiền đình trung ương là tình trạng tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não.

Rối loạn tiền đình trung ương thường có biểu hiện, triệu chứng của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, … có khi kèm theo bị nôn ói, khó tập trung, mau quên, ù tai, dễ bị ngã do cơ thể mất thăng bằng.

Nguyên nhân của hội chứng loại này là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu, khiến máu lưu thông lên não kém đi, hay do bị nhồi máu vùng thân não, hoặc u góc cầu tiểu não xơ cứng rải rác từng mảng.



Đau đầu, chóng mặt.. là triệu chứng điển hình của hội chứng rối loạn tiền đình

III - Cách điều trị hội chứng rối loạn tiền đình

Dựa trên các kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra một trong các phương pháp sau để điều trị hội chứng rối loạn tiền đình cho bệnh nhân:

- Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Phương pháp này kết hợp các bài tập đầu, cơ thể và mắt được thiết kế sẵn để rèn luyện cho não bộ, nhằm giúp nhận biết và xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình và phối hợp chúng để nâng cao sự nhận cảm trong cơ thể, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

- Dùng thuốc: nhiều trường hợp người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định dùng thuốc kết hợp liệu pháp phục hồi chức năng. Việc sử dụng thuốc này còn phụ thuộc vào chứng rối loạn chức năng hệ tiền đình của bệnh nhân là giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (liên tục).

- Điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục tại nhà: Thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện theo các bài tập phù hợp, được bác sĩ điều trị chỉ định có thể hỗ trợ tốt trong việc kiểm soát chứng rối loạn tiền đình, tăng năng lượng và giảm bớt căng thẳng, giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn khi các triệu chứng của bệnh được cải thiện.

- Phẫu thuật: Khi các phương pháp nêu trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn tiền đình thì bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật.


Việc điều trị chứng rối loạn tiền đình cần theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ

IV - Chế độ ăn uống cho người bị rối loạn tiền đình

Một chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần hiệu quả trong việc điều trị cũng như giảm các triệu chứng nguy hiểm hơn do rối loạn tiền đình gây ra.

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn:

- Thực phẩm giàu axit folic: Các nhà khoa học đã khuyến cáo người bệnh nên nạp mỗi ngày ít nhất 400 microgram axit folic thông qua các thực phẩm như: rau chân vịt, nước ép cam, bánh mì, đậu trắng, lạc, và mầm lúa mì.

- Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, góp phần làm tăng sức khỏe của hệ tiền đình. Chú trọng ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, C, D, E,...

Người bị rối loạn tiền đình cần kiêng ăn:

- Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường, muối. Nên hấp thu lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc hạt.

- Các thực phẩm và đồ uống có chứa cafein, các chất kích thích.

- Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

- Tránh ăn các đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, mùi nhân tạo, đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, ...

Ngoài chú ý đến chế độ ăn uống, người bị rối loạn tiền đình cũng nên tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Hoạt huyết Bổ Máu Đại Bắc giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não, dưỡng tâm an thần, tạo giấc ngủ sâu, tăng cường trí nhớ, giảm các chứng hay quên, giảm hoa mắt chóng mặt, tê bì chân tay,

Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 1125 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét