Nghẹt mũi thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết và kèm theo những triệu chứng vô cùng phiền toái. Nếu không chữa trị kịp thời, ngạt mũi có thể biến chứng thành mãn tính, gây hại cho sức khỏe. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để lựa chọn phương pháp chữa trị thích hợp.
I - Hiểu rõ về nghẹt mũi
Tắc mũi, ngạt mũi, khó thở,…là tình trạng thường gặp khi cơ quan hô hấp bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Không chỉ gây khó chịu, tắc mũi con gây ra những bệnh khác như ho, viêm mũi dị ứng,…
1. Nghẹt mũi là gì?
Ngạt mũi (tiếng anh stuffy nose) là tình trạng khoang mũi bị dịch nhầy ngăn bít, khiến khoang mũi tắc nghẽn, cản trở việc di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp.
Thông thường, nghẹt mũi sẽ gây chảy nước mũi, ù tai, gây khó thở, đặc biệt là khi nằm ngủ hoặc ăn uống. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp trẻ nhỏ ngạt mũi nhưng không có nước mũi.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác đi kèm như:
- Ho, Hắt hơi, đau họng
- Buồn nôn, xì ra máu
- Mệt mỏi, Sốt, nhức đầu
- Nhiều đờm, nước mũi xanh đặc
- Hơi thở nặng, thở khò khè, không ngửi được mùi
- Ngáy
2. Các dạng ngạt mũi thường gặp
Không phải nghẹt mũi ở bất kỳ đối tượng nào cũng giống nhau, tùy vào mức độ cũng như cơ địa, các bạn có thể sẽ rơi vào 1 trong các trường hợp sau:
- Ngạt mũi khi ngủ
- Ngạt mũi một bên
- Nghẹt mũi 2 bên
- Ngạt mũi về đêm
- Nghẹt mũi kéo dài
- Nghẹt mũi mãn tính
II - Nguyên nhân gây nghẹt mũi và cách phòng ngừa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để không gặp tình trạng ngạt mũi, các bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây ngạt mũi
Hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và chị em mang bầu dễ bị nghẹt mũi là do bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác có thể gây ngạt mũi như:
- Cúm
- Dị ứng với mùi hoặc thực phẩm
- Dị ứng phấn hoa
- Không khí khô vì thời tiết hoặc do nằm điều hòa nhiều
- Mắc bệnh do virus
2. Cách phòng ngừa nghẹt mũi
Để phòng tránh tối đa tình trạng ngạt mũi kéo dài, các bạn cần lưu ý những việc sau:
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc nhiều với bụi bẩn
- Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô, vào mùa đông, cần giữ ấm mũi
- Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh khói bụi, thuốc lá
- Vệ sinh phòng ngủ, chăn màn sạch sẽ, tránh nấm mốc và vi khuẩn
- Vệ sinh mũi với dung dịch nước muối sinh lý
Hạn chế việc bị stress, bởi khi làm việc quá sức hoặc lo lắng nhiều,hệ miễn dịch sẽ suy yếu, dễ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, phần mũi xoang dễ nhiễm nhất bởi nó có chức năng lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể.
III - Nghẹt mũi khó thở phải làm sao?
Việc trị ngạt mũi khi bệnh vừa xuất hiện là việc làm rất quan trọng nhằm hạn chế việc bệnh biến chuyển nhanh hơn. Dưới đây là một số cách chữa ngạt mũi hiệu quả cho từng đối tượng.
1. Trị ngạt mũi cho trẻ và bà bầu bằng thuốc xịt mũi
Để khắc phục tình trạng ngạt mũi, khó thở ở trẻ nhỏ, hãy dùng các loại thuốc xịt mũi có thành phần Xylomethazoline - giúp co mạch, thông mũi; Dexamethazon và Neomycin Sulfat – chống viêm, giảm phù nề.
- Thuốc xịt nghẹt mũi Hadocort D
Có thể tham khảo thuốc xịt nghẹt mũi Hadocort D, xịt 3 – 4 lần mỗi ngày nếu trẻ bị tắc mũi nhiều hoặc kéo dài.
Đây là dòng xịt mũi thích hợp với những đối tượng bị ngạt mũi, khó thở kéo dài hoặc có nguy cơ viêm nhiễm vùng mũi họng.
Lưu ý: Không xịt liên tục quá 10 ngày trong mỗi đợt chữa trị.
- Thuốc nghẹt mũi Otrivin
Đây cũng là loại thuốc xịt mũi dùng cho trẻ bị ngạt mũi thường được bác sĩ kê đơn. Vì có hiệu quả nhanh nên Otrivin được các mẹ rất tin dùng.
Trẻ từ 2 – 12 tuổi xịt thuốc này 1 – 2 lần mỗi bên mũi, mỗi ngày dưới 3 lần, mỗi lần xịt cách nhau 8 tiếng.
Lưu ý: Không nên dùng liên tục quá 3 ngày vì có thể gây tắc nghẽn mũi trở lại.
2. Trị ngạt mũi bằng nước muối sinh lý
Nước mũi sinh lý có thể làm tăng độ ẩm, làm sạch mũi và giảm chất nhầy trong mũi. Một số loại nước muối sinh lý có kèm theo chất giảm đau, do vậy các bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục này chỉ có tác dụng làm giảm việc nghẹt mũi do cảm lạnh thông thường. Vì thế, các bạn cần đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
3. Chữa nghẹt mũi bằng cách massage bấm huyệt
Mát xa bấm huyệt được đánh giá là việc làm rất tốt, giúp khắc phục tình trạng ngạt mũi hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo các huyệt bấm như sau
- Massage huyệt ấn đường
Đây là điểm giữa 2 lông mày, các bạn massage nhẹ nhàng và dứt khoát trong 1 phút ở vị trí này. Điểm bấm huyệt này sẽ tác động tới niêm mạc mũi, thông đường thở và ngừa viêm xoang hiệu quả.
- Massage vùng cánh mũi
Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa di nhẹ nhàng theo hình vòng tròn tại cánh mũi trong 1 – 2 phút. Thực hiện động tác này để thông đường thở nhanh hơn.
- Massage huyệt nhân trung
Huyệt này nằm tại điểm giữa vùng rãnh mũi và môi, các bạn massage nhẹ nhàng từ 2 - 3 phút sẽ giúp giảm sưng tấy tại mũi.
4. Điều trị nghẹt mũi đau đầu bằng cách xông hơi
Đây là mẹo đơn giản nhằm trị việc chảy dịch vào mũi sau. Khi hít sâu hơi ấm nóng, lượng chất nhầy trong mũi sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Các bạn có thể thực hiện xông hơi theo 2 cách sau:
Cách 1: Dùng nước thường
Lấy 1 bát nước sôi, trùm khăn kín đầu và bát nước để hơi nước bốc lên. Tiếp đến, hít thở hơi nóng ít nhất 10 phút để mũi chất nhầy trong mũi được loại bỏ.
Nên thực hiện cách này từ 2 – 3 lần mỗi ngày cho tới khi hồi phục. Ngoài ra, có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước để thư giãn hơn.
Cách 2: Chữa ngạt mũi bằng hành tây, tím, tỏi
Xắt nhỏ hành tây, hành tím và tỏi rồi cho vào bát nhỏ rồi tiến hành xông mũi. Càng giã nhuyễn càng có tác dụng tối ưu.
Bởi theo các nhà khoa học, các nguyên liệu trên có thể đẩy lùi chứng ngạt mũi nhanh mà không gây tác dụng phụ.
5. Chữa ngạt mũi bằng gừng
Gừng tươi là nguyên liệu dễ kiếm mà mang lại hiệu quả trị nghẹt mũi tối ưu. Các bạn có thể bổ sung gừng vào các món ăn hàng ngày.
Ngoài ra, nếu mũi nhạy cảm, hãy làm 1 ly trà gừng tươi. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chọn củ gừng tươi sau có đập dập và đun sôi với 2 bát nước nhỏ. Sau 10 phút, bỏ bã rồi cho 1 chút mật ong, 1 lát chanh tươi và thưởng thức.
Trà gừng sẽ giúp loại bỏ chứng ngạt mũi nhờ vị cay, tính nóng, đồng thời trị cảm lạnh, long đờm, trị nhức đầu.
Trên đây chính là nguyên nhân và các cách trị ngạt mũi hiệu quả ngay tại nhà. Để không phải đối mặt với những hệ lũy mà nghẹt mũi gây ra, các bạn nên áp dụng các cách phòng tránh mà chúng tôi cung cấp ở trên nhé.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét