Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Có LÂY không? Có chữa KHỎI được không??

 
{[["☆","★"]]}
Viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 32% trong các bệnh lý về tai mũi họng tại Việt Nam và ngày càng trở nên phổ biến.

Đây là chứng bệnh nguy hiểm và có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi nếu không biết cách phòng tránh, chữa trị kịp thời. Vậy viêm mũi dị ứng phải làm sao? Có di truyền không? Tất cả sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây.

Viêm mũi dị ứng là gì? Có nguy hiểm không?


Theo báo cáo về dịch tễ học, tỷ lệ người mắc bệnh di chứng hô hấp chiếm tới 10 – 15% dân số toàn cầu. Tại nước ta, bệnh Viêm mũi dị ứng đã chiếm tới 32% trong danh sách các bệnh lý liên quan tới tai mũi họng.


I - Thông tin cần biệt về bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy vậy tập trung nhiều hơn ở thanh niên và người trung niên. Mặc dù không gây hại tới tính mạng nhưng nó lại kéo dài, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và kéo theo những bệnh nguy hiểm khác.

1. Viêm mũi dị ứng là gì? Có lây không?

Bệnh có tên tiếng anh Allergic Rhinitis, là hiện tượng viêm mạc tức màng lót trong mũi bị viêm do tiếp xúc với chất gây dị ứng đường hô hấp. Đây chính là dạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại tác nhân dị nguyên.

Hiện có các loại viêm mũi dị ứng gồm:  Theo mùa (viêm mũi thời tiết), quanh năm (bội nhiễm), không thường xuyên và nghề nghiệp. Đây là bệnh lý có cơ chế, không phải bệnh truyền nhiễm, do vậy không lây từ người này qua người khác.

Đối tượng của bệnh lý này không chừa một ai và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mặc dù thanh niên và trung  niên gặp nhiều hơn, tuy vậy xu hướng này đang tăng nhanh ở trẻ em, nhất là trẻ từ 5 tháng tuổi.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết là gì

2. Nguyên nhân và biểu hiện của viêm mũi dị ứng

Như đã đề cập ở trên, các vật thể chứa tác nhân gây dị ứng chính là nguyên nhân sinh ra bệnh. Các dị nguyên gây bệnh gồm:
  • Bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc, mỹ phẩm, sơn,…
  • Thức ăn theo đường tiêu hóa: hải sản, tôm, cua,…
  • Thuốc trong chữa trị y học, gây mê, kháng sinh,..
  • Tác nhân môi trường: ô nhiễm, thay đổi thời tiết, mưa bão,…
Khi hít phải các dị nguyên, miễn dịch của chúng ta sẽ sản sinh histamine nhằm bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại.


Đó chính là nguyên nhân xuất hiện triệu chứng gây viêm mũi dị ứng mãn tính. Các biểu hiện gặp phải gồm:
  • Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
  • Ngứa mắt, mũi, cổ họng, da,…
  • Gây ho, chảy nước mắt, quầng thâm bọng mắt,
  • Đau đầu, mệt mỏi, phát ban
  • Chảy máu cam, viêm xoang, hôi miệng,…

II - Các câu hỏi thường gặp về viêm mũi dị ứng

Có rất nhiều vấn đề thắc mắc xoay quanh về bệnh lý này, tuy vậy cũng đừng quá lo lắng bởi chúng tôi sẽ giải đáp tất cả băn khoăn đó. 

Chỉ cần bỏ ra ít phút tìm hiểu, các bạn sẽ có thêm rất nhiều thông tin bổ ích đấy nhé.

1. Bị viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Bệnh lý này mặc dù không gây hại tới tính mạng tuy nhiên nó lại là tác nhân gây ra những phiền toái cho người mắc phải. 

Đặc biệt, nếu không được chữa kịp thời, bệnh sẽ là tiền đề dẫn tới viêm xoang dị ứng, polyp mũi hoặc xoang,…

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú gặp tình trạng viêm mũi dị ứng cũng ảnh hưởng nhiều tới tình trạng sức khỏe của thai nhi và trẻ nhỏ.


Do vậy, để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn, các bạn nên có những hướng phòng tránh kịp thời để đẩy lùi tác nhân gây bệnh. Một số hướng phòng tránh tiêu biểu như:
  • Hạn chế tiếp xúc với động vật, nhất là chó mèo
  • Chế độ ăn uống hợp lý
  • Bỏ các loại nước hoa có mùi gây dị ứng
  • Tránh xa mùi khói thuốc
  •   Mặc ấm vào mùa đông,…
Bị viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không vậy?

2. Viêm mũi dị ứng có chữa được không?

Bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm nếu tìm ra phương pháp thích hợp. Thông thường, để chữa trị viêm mũi, các bạn nên áp dụng tất cả các cách thức từ phòng tránh cho tới can thiệp bằng các phương pháp đặc biệt.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả phòng ngừa và chữa trị bệnh lý này đấy nhé.


3. Kiêng ăn gì khi bị Viêm mũi?

Như đã đề cập ở trên, thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phòng ngừa và chữa bệnh viêm mũi dị ứng. 

Do vậy, ngoài việc dùng thuốc, các bạn nên quan tâm tới chế độ ăn uống của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các thực phẩm nên ăn gồm:
  • Rau quả giàu vitamin C: cà rốt, bưởi, cam, táo, khế,...
  • Thực phẩm có tính ấm: Gừng, hành, tỏi, gạo, táo tàu, đường đỏ,...
  • Các cây gia vị chứa nhiều tinh dầu: rau mùi, bạc hà, rau thơm,...
  • Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, nục, mòi,...
Cần tránh xa các thực phẩm như:
  • Thức ăn có tính lạnh, tanh, béo: tôm, cua, mực, thịt mỡ,...
  • Sữa
  •  Đồ cay nóng: ớt, tiêu,...
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: lê , dưa hấu, hạt,..

III -  Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất

Để trị dứt điểm bệnh lý đường hô hấp này, các bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và đưa ra phương pháp can thiệp thích hợp. Tuy nhiên, nếu ở dạng nhẹ, có thể tham khảo một số cách chữa như sau:

1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối tại nhà

Đây là cách làm thông dụng được rất nhiều người áp dụng và đạt được hiệu quả tối ưu. Tuy vậy, trước khi thực hiện, các bạnn nên vệ sinh tay sạch sẽ và bỏ kim khỏi xi lanh.

Cach chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lí


Cách thực hiện như sau:

Pha muối và nước theo tỉ lệ 9g muối – 100ml nước hoặc tiện hơn thì mua nước muối sinh lý tại tiệm thuốc.
  • Bước 1: Nghiêng đầu sang phải để xịt mũi trái và làm ngược lại với mũi phải
  • Bước 2: Đưa vòi xịt của xilanh vào lỗ mũi và xịt nhẹ để tránh nước vào mũi nhiều. Lưu ý cần há to miệng để muối không chảy vào tai. Mỗi mũi thực hiện bước này 2 lần để đạt hiệu quả.
  • Bước 3: Không hỷ mạnh mũi, bởi sẽ khiến dịch nhầy chảy sang các khoang kế bên, gây tình trạng viêm xoang.
Ngoài muối, các bạn có thể kết hợp cùng rượu gừng hoặc rượu tỏi để chữa viêm mũi dị ứng. Cách làm này cũng đã được nhiều người áp dụng và thành công đấy nhé.

2. Tập Yoga chữa viêm mũi dị ứng thời tiết

Yoga không chỉ giúp cơ thể dẻo dai mà còn góp ích rất nhiều trong việc chữa trị một số bệnh lý, trong đó có viêm mũi. Các bạn có thể áp dụng bài tập sau:
  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hai chân đặt sát nhau và duỗi về phía trước
  • Bước 2: Nâng 2 tay lên cao khỏi đầu và từ từ gập người về phía trước, tới khi bàn tay nắm lấy ngón chân thì dừng lại
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 3 phút, kết hợp với thở thật chậm và sâu.

3. Sử dụng thuốc xịt viêm mũi dị ứng

Sử dụng thuốc xịt được xem là cách làm hiệu quả được nhiều người áp dụng bởi tính tiện dụng. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau, các bạn có thể tham khảo một số loại thuốc xịt của Nhật như AG, Nazal.

Ngoài ra, một số loại thuốc xịt khác cũng khá phổ biến như: Aladka, otrivin, coldi-B, Hadocort D,… có thể mua tại các hiệu thuốc.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc

4. Sử dụng thuốc uống

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người, các bạn có thể tham khảo một số loại thuốc để giảm các triệu chứng như:
  • Thuốc kháng Histamine -  Aerius: Đây là loại thuốc phổ biến nhằm ngăn chặn sản sinh Histamine gây bệnh và giảm nhanh triệu chứng của viêm mũi như: hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, đỏ mắt, ngứa họng,…
  • Xylometazoline: Làm co mạch và chống nghẹt mũi hiệu quả. Thuốc này dùng được cả cho người lớn và trẻ nhỏ nhưng không quá 3 ngày. Tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Trên đây chính là tất tần tật thông tin về viêm mũi dị ứng cũng như các hướng chữa trị. Bên cạnh việc dùng thuốc, các bạn cũng cần tránh các tác nhân từ môi trường để hạn chế việc bệnh phát triển nặng hơn nhé!

Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét