Nguyên nhân và cách chăm sóc cho trẻ bị mẩn ngứa an toàn

 
{[["☆","★"]]}
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh rất dễ bị mẩn ngứa. Có rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây mẩn ngứa cho trẻ, chủ yếu liên quan đến dị ứng và do thời tiết thay đổi. Hiện tượng các nốt mẩn đỏ mọc thành từng mảng, rồi lan  rộng ra khắp người từ một vùng nhỏ ở mặt, lưng, cổ hoặc tay chân khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.

  • Nguyên tắc 4 không 3 có khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
  • Bé bị rôm sảy có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng chống
Cha mẹ thường lo lắng không biết tại sao trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người, và cách nào giúp cho trẻ nhanh hết ngứa. Cùng tham khảo thông tin dưới đây nhé.

Trẻ bị mẩn ngứa phải làm sao khắc phục?
Mẩn ngứa lan ra khắp người do trẻ có cơ địa dị ứng


I - Dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị mẩn ngứa

Trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi đã có những biểu hiện mẩn ngứa trên da. Đây cũng chính là đối tượng bị mẩn ngứa nhiều nhất.

Biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị mẩn ngứa là những nốt đỏ phân bố đối xứng hai bên của gò má, bề mặt có thể có vảy bong ra hoặc có các mụn nhỏ bên trong có nước, gây ngứa và khó chịu cho bé. Bé sẽ phản ứng bằng cách lắc cọ đầu, với bé ở độ tuổi lớn hơn sẽ dùng hai tay gãi để giảm ngứa.

Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện, các nốt mẩn đỏ ngứa sẽ xuất hiện nhiều hơn.  Đặc biệt, nếu bên trong những nốt mẩn ngứa này chứa nước vàng và bị loét vỡ ra sẽ lây lan ra các vùng da xung quanh, tạo thành từng mảng.

Nhiều trường hợp lan rộng xuống cổ, vai, ra cả tay chân thậm chí cả toàn thân, khiến trẻ mẩn ngứa khắp người.  Nếu viêm nặng còn có thể sưng hạch. Khi đó, bé sẽ vô cùng ngứa ngáy khó chịu, thường xuyên quấy khóc và biếng ăn,  gây mệt mỏi cho cha mẹ.

II - Những nguyên nhân chính khiến trẻ bị mẩn ngứa

Có nhiều nguyên nhân khiến gây mẩn ngứa cho bé. Các nguyên nhân có thể kể đến là do cơ địa dị ứng, viêm da, côn trùng cắn... Những trẻ béo cũng có nguy cơ bị mẩn ngứa cao hơn bình thường.

- Trẻ có thể nổi mẩn ngứa khi da tiếp xúc  với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng. Nếu trong gia đình có tiền sử bị viêm da tiếp xúc, trẻ càng có nguy cơ cao.

Nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa là do đâu?

- Với bé sơ sinh vẫn còn đang bú, sữa mẹ có thể là nguyên nhân khiến bé bị mẩn ngứa. Mẹ cần tìm hiểu xem mình đã ăn thực phẩm nào, đặc biệt là các loại từ hải sản khiến bé bị dị ứng nổi mẩn ngứa.

- Khi thời tiết thay đổi, nếu trẻ bị mẩn ngứa chứng tỏ trẻ bị dị ứng do thời tiết thay đổi.
Một số loại côn trùng như bọ chó, bọ mèo cắn cũng khiến trẻ bị mẩn ngứa.

Nhiều mụn ngứa hay mọc vào mùa hè, có thể tự khỏi dần dần, một số ít trẻ bị kéo dài đến tuổi nhi đồng, thậm chí đến tuổi thanh thiếu niên.

III - Cách chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa hiệu quả

1. Trẻ bị mẩn ngứa cha mẹ nên làm gì?

Với những trẻ có cơ địa hay bị dị ứng các mẹ nên chú ý những điểm sau:

  • Đảm bảo vệ sinh cho trẻ, sao cho cơ thể lúc nào cũng sạch sẽ.
  • Khi đưa trẻ ra ngoài cần dùng mũ rộng vành và tránh để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da bé khi thời điểm nhiệt độ lên cao.
  • Không để trẻ gãi lên những vùng da bị mẩn ngứa dễ gây tổn thương và nhiễm trùng, cắt móng tay cho trẻ.
  • Nên cho bé mặc các loại quần rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
  • Ngoài ra, cũng cần lưu ý các nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh. Vì thếcác mẹ nên hiểu con thường bị kích ứng với thực phẩm nào.

2. Những món ăn có thể góp phần cải thiện tình hình mẩn ngứa ở trẻ

  • Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn
  • Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã, nước
  • Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dùng uống
  • Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn
  • Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh
  • Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn
  • Sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo;
  • Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo đậu xanh giúp làm mát cơ thể.

3. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa

  • Tránh dùng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm.
  • Nếu vẩy hơi dầy có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và thường xuyên cắt móng tay cho trẻ. Hạn chế cho trẻ dùng tay gãi các nốt ngứa.
  • Không đắp chăn quá dày vì sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len hoặc không nên mặc áo len.
  • Không nên dùng loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức thận trọng khi dùng đường uống.
  • Trường hợp trẻ bị mẩn ngứa khắp người kéo dài, nên đưa trẻ đi khám tại Viện da liễu.

4. Cách tắm cho trẻ bị mẩn ngứa

Tắm rửa hàng ngày cho bé bị mẩn ngứa là điều nên làm, mẹ đừng lo rắng khi tắm sẽ khiến những nốt ngứa trợt ra.

Việc tắm thường xuyên sẽ giúp loại bỏ yếu tố bên ngoài gây dị ứng trên da, và nếu có bôi thuốc cho trẻ thì sẽ giúp rửa sạch lớp thuốc cũ và khi bôi lớp mới sẽ ngấm vào da hiệu quả hơn.

Khi trẻ bị mẩn ngứa, mẹ không nên tắm cho bé với xà phòng thông thường, hãy dùng sữa tắm chuyên dùng cho da hoặc có thể tắm với các loại lá dân gian.

Cách tắm cho bé bị mẩn ngứa như thế nào

Không cho trẻ ngâm mình quá lâu, tắm trong khoảng 5-10 phút là lý tưởng nhất. Dùng nước ấm (33 độ C) để tắm, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì?

Giới thiệu cách tắm theo kinh nghiệm dân gian bằng một số loại lá giúp giảm mẩn ngứa, kháng khuẩn và bảo vệ da tốt.

  • Tắm bằng mướp đắng
Giã hoặc xay nát 1 - 2 quả mướp đắng tươi, sau đó lọc nước cốt pha  vào nước tắm cho bé. Việc tắm hàng ngày sẽ giúp làm sạch rôm sảy và mẩn ngứa cho trẻ. Cách này áp dụng hiệu quả cho trường hợp bé bị mẩn ngứa do nóng trong hoặc ủ nóng.

  • Dùng lá kinh giới tắm cho bé
Vò hoặc giã nát 1 nắm lá kinh giới, lọc lấy nước và pha với nước ấm tắm cho bé hàng ngày giúp điều trị mẩn ngứa cho trẻ hiệu quả. Chú ý nên dùng loại lá sạch để có hiệu cao nhất.

  • Tắm cho trẻ bằng lá khế
Rửa sạch 1 nắm hoặc túm lá khế, cho vào nước, thêm một chút muối rồi đun để tắm cho bé. Tắm lá khế giúp hạn chế mẩn ngứa khá hiệu qủa

  • Dùng trà xanh tắm giúp trị mẩn ngứa cho trẻ
Trà xanh có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao, giúp làm khô và lành vết thương nhanh. Đun lá trà xanh tươi hoặc dùng bột trà xanh hòa vào nước rồi đun lên tắm cho bé sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, tắm nước trà xanh hàng ngày sẽ giúp da trẻ luôn mịn màng.

  • Dùng nghệ trắng tắm cho bé
Trong nghệ tráng có chứa tinh chất kháng viêm tự nhiên, kháng và diệt vi khuẩn hiệu quả, giúp lành vết thương nhanh.

Cách tắm cho trẻ bằng nghệ trắng rất đơn giản. Chuẩn bị củ nghệ trắng khoảng 100 - 200 gam, gọt võ sau đó thái nhỏ, giã nát ra và xay với nước.

Khi pha nước tắm có thể thêm vài hạt muối, dùng cho bé tắm hàng ngày chắc chắc sẽ hết mẩn ngứa nhanh chóng.

Giới thiệu thêm với cha mẹ có thể dùng kem bôi Yoosun Rau Má giúp giảm mẩn ngứa cho trẻ hiệu quả. Thành phần chính gồm dịch chiết rau má an toàn và lành tính, kết hợp với Vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất Chlorhexidine giúp làm dịu da, giảm ngứa rát cho da.

Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét