Trẻ bị chàm sữa - Nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

 
{[["☆","★"]]}
Khi thấy con bị nổi chàm sữa ở mặt, hầu hết các bố mẹ đều lo lắng và cuống cuồng tìm cách chữa trị. Chính việc nôn nóng tự tìm cách điều trị đã dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.

Vậy trẻ bị chàm sữa có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chàm ở trẻ nhỏ là gì? Triệu chứng nhận biết thế nào? Cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết câu trả lời.
Bệnh chàm sữa là gì vậy?
Khi thấy con bị nổi chàm sữa, hầu hết các bố mẹ đều lo lắng và cuống cuồng tìm cách chữa trị.
( >> Xem thêm bệnh chàm sữa là gì: https://yoosun.vn/me-lam-gi-khi-be-bi-cham-sua-lac-sua.html)

I - Tại sao trẻ bị chàm sữa?

Một số yếu tố được xem là có khả năng gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em như:

- Hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ yếu 

- Cơ địa của bé dễ bị dị ứng, kích ứng 

- Do di truyền từ bố mẹ 

- Trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với với khói bui, nấm mốc, lông thú, phấn hoa..

- Bé bị chàm là do dị ứng với thực phẩm như sữa, trứng, hải sản.

- Bé bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

- Ngoài ra,mẹ cho trẻ bú sai cách cũng có thể khiến bé bị chàm ở mặt 

II - Các dấu hiện và triệu chứng khi bé bị chàm sữa

Bệnh chàm ở trẻ em còn được biết đến với tên gọi khác là Eczema. Khoảng 1/5 số trẻ em trên thế giới bị mắc chàm, trong đó trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi thường có nguy cơ bị chàm cao nhất.

Để nhận biết trẻ có bị chàm hay không, bố mẹ hãy căn cứ vào các biểu hiện và triệu chứng dưới đây:

- Da khô sần và nứt nẻ.

- Nổi các mảng hồng ban, mụn nước li ti ở 1 hoặc cả 2 bên má.

- Da có thể rỉ dịch và chảy máu.

- Trẻ ngứa ngáy khó chiu và thường xuyên dùng tay gãi.

- Vết chàm vỡ ra để lại vảy trên da, càng ngãi nhiều da càng dày lên.

- Trẻ khó chịu, cáu gắt, quất khóc, ngủ không ngon và bú kém.
Nguyên nhân chàm sữa ở trẻ sơ sinh là do đâu
Nổi các mảng hồng ban, mụn nước li ti ở 1 hoặc cả 2 bên má.

(>> Xem thêm trẻ bị chàm sữa tắm lá gì: https://yoosun.vn/bi-cham-sua-tam-la-gi.html)

III - Các giai đoạn phát triển của bệnh chàm ở trẻ

Bệnh chàm gồm có 5 giai đoạn, mỗi gian sẽ cách nhau khoảng vài tuần va có những dấu hiệu nhận biết khác nhau:

❶ Giai đoạn tấy đỏ: Bé bị chàm má sẽ cảm thấy ngứa và vùng da đó bị ửng đỏ. Những hạt trắng nhỏ li ti sẽ xuất hiện trên da và về sau là mụn nước lớn.

❷ Giai đoạn nổi mụn nước: Kích thước ban đầu của chúng nhỏ nhưng dần to về sau và có thể lan rộng sang các vùng da lành. Dịch trong mụn nước xếp thành mảng dày chi chít và những đám mụn nước này mọc theo từng đợt.

❸ Giai đoạn chảy nước: Khi có tổn thương, va đập hay bé gãi sẽ làm các nốt mụn nước bị vỡ và chảy dịch, vào giai đoạn này rất dễ gây ra bội nhiễm từ các vết mụn loang lổ.

❹ Giai đoạn nhẵn da: Trẻ bị chàm sau một thời gian sẽ có máu chảy ra đọng lại trên mặt da thành vảy tiết dày rồi chúng khô lại, bong ra để lại một lớp da mỏng nhẵn, giai đoạn này diễn ra khá nhanh.

❺ Giai đoạn bong vảy da: Khi lớp da mới được tái tạo sẽ khiến vảy bong lên, tăng sắc tố da. Da sẽ trở lại bình thường nếu như bệnh không tái phát.
Bệnh lác sữa là gì? Có nguy hiểm không
Bệnh chàm gồm có 5 giai đoạn, mỗi gian sẽ cách nhau khoảng vài tuần va có những dấu hiệu nhận biết khác nhau

IV - Trẻ bị chàm ở má có nguy hiểm không?

Hầu hết trẻ bị lác sữa sẽ thuyên giảm hoặc khỏi bệnh khi bước vào độ tuổi dậy thì. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không kiểm soát và điều trị bệnh đúng cách, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng da.

Nguyên nhân là do trẻ gãi ngứa khiến các chất dị ứng xâm nhập vào cơ thể. Hậu quả là tình trạng chàm sẽ trầm trọng hơn, tái đi tái lại, để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ.

V - Điều trị bệnh chàm sữa ở mặt cho bé như thế nào?

Da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm nên khi bị chàm, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi hoặc cho bé uống.

Tốt nhất bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chuẩn đoán và điều trị bệnh chính xác.

Thông thường, khi trẻ bị chàm sữa, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi, các sản phẩm giúp chăm sóc da để cải thiện làn da hàng ngày.

Việc điều trị chàm ở mặt trẻ còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng gồm:

1. Điều trị chàm sữa trẻ em cấp độ nhẹ

- Mẹ chỉ cần sử dụng thuốc mỡ, kem dưỡng da hoặc kem bôi để làm mềm da.

- Kết hợp sử dụng với kem steroid nồng độ thấp. Cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng kem steroid cho bé. Chỉ nên bôi kem steroid 1-2 lần/ngày theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Dùng sữa Cetaphil để tắm và lau rửa vết chàm cho trẻ 2 lần/ngày cho trẻ.

- Sau khi tắm, nên bôi kem dưỡng ẩm để hỗ trợ điều trị chàm tốt hơn.

2. Điều trị chàm sữa sơ sinh cấp độ nặng

- Sử dụng kem chứa corticosteroid theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, sử dụng vượt quá liều lượng cho phép sẽ khiến trình trạng trẻ bị lác sữa nặng hơn và có thể gây ra các tác dụng.

- Có thể phải sử dụng một số loại kháng sinh bôi tại chỗ hoặc uống nếu có hiện tượng nhiễm trùng.

!!!Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khi bị chàm ở mặt


- Tắm rửa và vệ sinh cho trẻ sạch sẽ hàng ngày với loại sữa tắm dịu nhẹ, phù hợp.

- Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên, tránh tình trạng để trẻ cào gãi lên các vùng da bị chàm.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da.

- Sử dụng khăn bông mềm bằng chất liệu cotton để lau khô da cho bé nhẹ nhàng.

- Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của bé luôn sạch sẽ và thông thoáng.

- Mặc quần áo bằng chất liệu cotton cho trẻ, hạn chế mặt len hoặc đồ tổng hợp.

- Sử dụng các chất giặt tẩy phù hợp. Không sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng chứa hương liệu và chất tẩy mạnh.

- Cho bé bú mẹ ít nhất hơn để tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. Nếu có điều kiện, hãy cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt.

- Chỉ cho bé ăn dặm khi bé đủ tuổi.

- Cho bé uống đủ nước, bú mẹ nếu đang trong giai đoạn từ 0-2 tuổi, tăng cường các loại vitamin chủ yếu từ hoa quả, rau xanh để bé có sức đề kháng.

-Tránh tắm nước quá nóng khi bé đang bị chàm, chỉ nên tắm nước ấm, mỗi ngày tắm một lần để da không bị mất độ ẩm.
Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà
Không sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng chứa hương liệu và chất tẩy mạnh.

Nếu trẻ bị chàm sữa, mẹ có thể bôi kem Yoosun rau má khoảng 2-3 lần mỗi ngày sau khi đã vệ sinh sạch sẽ da của trẻ.

Trong kem rau má có những tinh chất chiết xuất từ thảo dược khiến mát da, hạn chế sưng viêm, giảm các triệu chứng của bệnh chàm và cung cấp độ ẩm cho da.

Tuy nhiên, bạn cần kiên trì bôi thường xuyên cho bé vì khác với các loại kem trộn không có nguồn gốc rõ ràng, kem rau má Yoosun tác dụng từ từ, sâu bên trong da nên bé sẽ khỏi bệnh lâu dài chứ không phải chỉ một vài ngày.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm kem rau má Yoosun, mẹ vui lòng liên hệ tới Tổng đài chăm sóc khách hàng (miễn phí cước) 1800 1125 để được bác sĩ tư vấn và giải đáp.
Share on Google Plus

Admin Unknown

Blog chia sẻ những kiến thức về thẩm mỹ khuôn măt. Cách làm cho khuôn mặt thon đẹp, xinh đẹp hơn bằng những phương pháp tự nhiên và bằng công nghệ cao. Hãy LIKE và SHARE nếu đó là thông tin hữu ích nhé!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét